Mô hình truyền thông Shannon và Weaver

Mô hình truyền thông Shannon và Weaver, ra đời năm 1949, được xem là nền tảng của các lý thuyết truyền thông hiện đại. Với cấu trúc gồm sáu yếu tố chính – nguồn tin, bộ mã hóa, kênh truyền, bộ giải mã, người nhận và nhiễu – mô hình này giúp giải thích cách thông điệp được truyền tải từ người gửi đến người nhận. Dù có cách tiếp cận tuyến tính, Shannon và Weaver đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu sâu hơn về truyền thông, đặc biệt trong bối cảnh truyền thông số ngày nay. Vậy mô hình này có ưu nhược điểm gì, và nó có còn phù hợp trong thời đại 4.0? Hãy cùng khám phá!

  1. Bối cảnh lịch sử ra đời

Năm 1948, trong bài báo nổi tiếng của Shannon trên tờ Bell System Technical Journey đã phác thảo lý thuyết với tiêu đề “Một lý thuyết Toán học về Truyền thông” đi kèm giải thích: “Vấn đề cơ bản của giao tiếp là tái tạo 1 thông điệp được gửi từ một điểm, một cách chính xác hoặc gần đúng, đến một điểm khác.”

Mô hình ban đầu của Shannon là 1 mô hình tuyến tính với ý tưởng truyền tải thông điệp truyền thông (hình ảnh, chữ, âm thanh) bằng sóng điện tử thông qua các sợi dây cáp.

Năm 1964, trong bài báo “Lý thuyết Toán học về Truyền thông”, W. Weaver đã bổ sung thêm những đóng góp của mình dựa trên việc phát triển các khía cạnh liên quan đến sự giao tiếp của con người, chính là yếu tố Phản hồi (Feedback). Từ đó mô hình của Shannon từ mô hình tuyến tính chuyển sang mô hình tuần hoàn.

Weaver đã bổ sung thêm vào mô hình gốc ban đầu của Shannon thành tố quan trọng là “Three Levels of Problems in Communication” (Ba cấp độ vấn đề trong quá trình truyền thông)

  1. Đặc điểm

Mô hình Shannon và Weaver gồm 5 phần thiết yếu, đó là đầu tiên nguồn phát thông tin (information source) sẽ gửi thông điệp đến máy phát (transmitter), máy phát sẽ mã hóa (encode) thông điệp này và gửi qua một kênh (channel) và sẽ được máy thu (receiver) giải mã (decode) và truyền đến đích (destination). Trong đó, khi thông điệp được truyền qua kênh, thì có một yếu tố có thể tác động đến hoạt động truyền tải thông điệp của kênh, đó là yếu tố nhiễu (noise). Theo Shannon và Weaver, có 3 mức độ người nhận tiếp nhận thông điệp, đó là theo nghĩa kỹ thuật (A), theo ngữ nghĩa (B) và độ hiệu quả (mức C), được xếp theo thứ tự giảm dần A,B,C, và để có thể nhận được thông điệp ở mức A, người nhận phải có thể dựng lại được thông điệp đó trước khi nó được mã hóa, và yếu tố nhiễu sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện điều này. Shannon và Weaver đưa ra một biện pháp để giải quyết vấn đề nhiễu, đó là yếu tố Redundancy. Lý do bọn tôi lựa chọn để nguyên từ này tiếng Anh bởi bọn tôi không thể tìm được từ nào sát nghĩa trong văn cảnh này. Redundancy có thể hiểu là dư thừa, rườm rà; tuy nhiên, trong mô hình này, Redundancy nghĩa là bằng cách gia tăng những yếu tố có thể dự đoán được trong thông điệp. Ý của Shannon và Weaver là, theo quan điểm của 2 ông, 1 thông điệp được cấu thành bởi 2 yếu tố chính: yếu tố đoán được (predictable) và yếu tố không đoán được (unpredictable). Bằng cách tăng số lượng yếu tố đoán được lên, chúng ta sẽ giảm thiểu tác động của yếu tố nhiễu đến người nhận.

Trong mô hình của mình, Shannon và Weaver tập trung vào hành động trò chuyện qua điện thoại như một trường hợp điển hình về cách tạo ra và truyền tải thông điệp qua một kênh. Nhưng mô hình của họ được dự định là một mô hình chung có thể áp dụng cho bất kỳ hình thức giao tiếp nào. Trong cuộc trò chuyện trực tiếp thông thường, người nói là nguồn, miệng là người truyền, không khí là kênh truyền sóng âm, người nghe là đích, còn người nói là người truyền sóng âm. tai là người nhận. Trong trường hợp cuộc gọi điện thoại, nguồn là người gọi, máy phát là điện thoại của họ, kênh là đường dây, máy thu là điện thoại khác và đích đến là người sử dụng điện thoại thứ hai. Tuy nhiên, để áp dụng mô hình này một cách chính xác vào các trường hợp thực tế, một số thành phần có thể phải được lặp lại. Ví dụ, đối với cuộc gọi điện thoại, miệng cũng là một máy phát trước điện thoại, đóng vai trò là máy phát thứ hai.

  1. Ưu, nhược điểm

Mô hình này có 4 ưu điểm chính:

– Ưu điểm đầu tiên là nó nêu bật lên yếu tố tiêu cực tác động đến hoạt động tt, đó là yếu tố nhiễu, để từ đó tìm ra phương án giải quyết (redundancy);

– Ưu điểm thứ hai là mô hình này giúp chúng ta hiểu về quá trình truyền thông dễ dàng hơn bằng việc chia hoạt động này ra thành các yếu tố nhỏ;

– Mô hình này là một mô hình hai chiều, với feedback từ người nhận, do đó nó có thể được áp dụng với hầu hết mọi loại hình truyền thông;

– Nó biến hoạt động truyền thông thành hoạt động có thể định lượng được (A,B,C);

Bên cạnh 4 ưu điểm vừa kể trên, mô hình này có 2 hạn chế chính:

– Đơn giản hóa quá mức hoạt động tt: tập trung chủ yếu vào việc truyền thông tin qua một kênh mà không chú trọng các yếu tố phức tạp trong hoạt động giao tiếp của con người như bối cảnh, văn hóa, cách diễn giải…;

– Mô hình này nhấn mạnh vào các khía cạnh kỹ thuật của giao tiếp, chẳng hạn như truyền tín hiệu và tiếng ồn, trong khi bỏ qua các khía cạnh xã hội và tâm lý của giao tiếp.

4. Ứng dụng trong thực tế

  • Trong truyền thông doanh nghiệp: Giúp xây dựng chiến lược truyền tải thông điệp hiệu quả, hạn chế nhiễu.
  • Trong marketing: Xây dựng nội dung rõ ràng, đảm bảo khách hàng hiểu đúng thông tin.
  • Trong giáo dục: Cải thiện phương pháp giảng dạy để đảm bảo học sinh tiếp nhận thông tin chính xác.

5. Kết luận

Mô hình Shannon và Weaver tuy có hạn chế nhưng vẫn là nền tảng quan trọng giúp hiểu về quá trình truyền thông. Trong thời đại 4.0, mô hình này cần được mở rộng và kết hợp với các lý thuyết mới để phản ánh chính xác hơn về giao tiếp đa chiều, đặc biệt trong môi trường số và truyền thông mạng xã hội.